Checklist tối ưu content từ kinh nghiệm thực tế

Kiến thức Seo  /  Tin tức mới nhất


4 Tháng Bảy, 2021



Tối ưu Content là công việc của SEOer dù đang ở bất cứ lever nào khi SEO từ khóa. Dưới đây là một số bước cơ bản tối ưu content tôi thường làm.

Các bước tối ưu content

Độ dài bài viết

Độ dài bài viết thể hiện sự chuyên sâu của topic, đồng thời cũng là cơ hội để bạn ghi điểm với google rằng nội dung trên website của bạn đều rất chất lượng. Mặc dù, chưa có một quy chuẩn nào thống nhất về độ dài của một bài viết là bao nhiêu? Nhưng phần lớn mọi người khi triển khai Content đều tuân theo những con số sau:

  • Post: 1000~ 2000 từ
  • Mô tả danh mục/sản phẩm: 300~500 từ
  • Guest Post: >700 từ trở lên

Thật khó để giải thích với bạn, tại sao lại là những con số này. Tuy nhiên, đây là lời khuyến để không bị đánh giá là nội dung mỏng (thin content) thường có nội dung không sâu và kém giá trị với người đọc. Mình sẽ có một bài viết để lý giải về vấn đề này!

Thẻ Heading

Thẻ Heading giúp cho google hiểu được nội dung của bài viết, để tối ưu các thẻ Heading trước hết các bạn nên lên outline (dàn ý) cho bài viết. Lúc này việc đặt các thẻ Heading (H1, H2, H3, H4, H5, H6) sẽ giống như làm mục lục cho bài viết vậy. Nếu vẫn chưa hình dung được hãy nhìn hình minh họa bằng word dưới đây

Mô tả cách sử dụng Heading (ảnh minh họa)

Tôi nghĩ, bạn sẽ hiểu rõ phần này khi thêm vào bài viết TOC (Table of Content) bằng thủ công hoặc plugin. Sau đây là một số nguyên tắc khi tối ưu Heading trong bài viết mà tôi thường làm:

Thẻ Heading 1 (H1)

  • Mỗi bài viết phải có 1 thẻ H1 và thẻ H1 này phải là duy nhất kể cả hình thức đặt lẫn nội dung
  • Độ dài của Heading 1 giờ đây không khó khăn như trước, nhưng khi tối ưu phần này tôi vẫn tuân thủ nguyên tắc 70 kí tự (12 chữ)
  • Thẻ H1 nên chứa từ khóa chính và nên đặt từ khóa ở đầu phía bên trái

Sub Heading (H2, H3, …)

Nếu bạn đã hiểu như thế nào là mục lục thì chắc hẳn bạn sẽ biết đặt thẻ Heading 2, Heading 3 như thế nào rồi phải không? Sau đây là cách tối ưu cho các Sub Heading trong bài viết.

Thẻ Heading 2

  • Nên có từ 2 thẻ Heading 2 trở lên trong bài viết
  • Chứa từ khóa trong một thẻ Heading 2 ít nhất một lần
  • Từ khóa trong Heading có thể chứa từ khóa chính xác, từ khóa mở rộng, từ khóa liên quan

Một số lưu ý được rút ra từ kinh nghiệm thực tế:

Không trùng lặp thẻ Heading: Bạn hiểu ý tôi chứ? Vì trong quá làm việc chung với các bạn content tôi nhận thấy nhiều bạn sử dụng tiêu đề đã chỉ định H1 nhưng rồi viết lặp lại để đặt lại H2 gây nên sự trùng lặp.

Không nên đặt quá nhiều Heading: Thẻ Heading giúp người đọc nắm được thông tin sẽ xuất hiện trong bài viết, đồng thời thể hiện độ chuyên sâu của bài viết. Tuy nhiên, tôi khuyến cáo các bạn không nên đặt thẻ một cách tùy tiện hoặc quá cảm tính. Số lượng thẻ Heading, Sub Heading sẽ được quyết định bởi nội dung trong nó. Hiện tại một bài viết hơn 2000 chữ của tôi, trung bình sẽ chia như sau: H1(1), H2(4), H3(8), rất hiếm và hầu như không sử dụng đến H4.

Không đặt Heading do kích thước chữ:  Đây là một trong lỗi tưởng chừng không có thật, tuy nhiên thực tế rất dễ xảy ra đối với những bạn mới sử dụng công cụ soạn thảo trên website do không tìm được chỗ chỉnh kích thước size chữ.

Từ khóa

Mặc dù vẫn còn những tranh cãi trong cộng đồng SEO, cũng như cách làm của một số công ty. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm và cách làm mà tôi học được như sau:

  • Mật độ từ khóa trong bài viết từ 1~3%.
  • Vị trí từ khóa nên phân bổ khắp bài viết (Heading, thẻ mô tả, URL, ALT,…), kết hợp các loại từ khóa: chính xác, mở rộng, LSI keyword,…

Bạn có thể tính mật độ từ khóa trong bài theo công thức: số từ (từ khóa) * số lần lặp lại/tổng số từ trong bài viết hoặc bạn có thể xem trong mục density của SEOQuake.

Hình ảnh

Kích thước ảnh:

  • Mỗi hình ảnh cho từng vị trí có kích thước khác nhau. Nên tuân thủ theo một tiêu chuẩn: Hình ảnh Banner 1240 x 500px, hình ảnh bài viết 600 x 400px hoặc rộng hơn một chút tùy theo kích thước của màn hình.
  • Nên nén ảnh trước khi upload, hình ảnh up web không cần quá sắc nét, nên bạn hãy cố gắng giảm dung lượng tối đa. Một số phần mềm nén ảnh như: Photoshop, Paint hoặc sử dụng công cụ nén ảnh trực tuyến như TinyIMG …
  • Kích thước ảnh  sẽ quyết định kích thước file ảnh, hiện được cộng đồng SEO chia sẻ là < 100kbs. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình là không cần thiết, mà thay vào đó bạn nên tối ưu sao cho hợp lý.
  • Định dạng ảnh tốt nhất là JPG thay vì PNG.

Thẻ Alt

  • Thẻ Alt là một đoạn text giúp cho google hiểu được nội dung hình ảnh nói về cái gì. Đồng thời nó sẽ hiển thị cho người dùng khi hình ảnh bị mất.
  • Thẻ Alt có thể chứa từ khóa, tuy nhiên bạn không nên nhồi nhét chúng.
  • Thẻ Alt không phải là phần chú thích hình ảnh, nên bạn đừng dùng chúng để bỏ vào Alt.

Thẻ Alt hiển thị khi hình ảnh bị lỗi (ảnh minh họa)

Chú thích hình ảnh

  • Chú thích hình ảnh là phần mô tả chung chung cho hình ảnh (Cái này mình không rành lắm!). Mỗi hình ảnh nên có một phần chú thích nho nhỏ ở phía dưới, bạn có thể tham khảo những trang báo điện tử nào như: Zing, VnExpress, …

Minh họa chú thích ảnh trên báo điện tử (nguồn: Zing.vn)

Anchor text

Anchor text hiểu nôm na là một đoạn text được gắn link để trỏ ra bài viết khác trong website (internal link) hoặc bên ngoài website (external link). Khi tối ưu mình sẽ theo một số nguyên tắc sau đây:

  • In đậm Anchor text trong bài viết, chú ý đến ngữ cảnh của câu.
  • Đa dạng Anchor text khi đặt link, ưu tiên đặt Anchor text là từ khóa chính xác
  • Không sử dụng quá nhiều Anchor text  trong bài sẽ làm giảm sức mạnh của của bài viết
  • Nên trỏ Anchor text đến những bài viết có nội dung liên quan, hoặc đặt thẻ rel=”nofollow” cho những đường dẫn không liên quan
  • Sử dụng thêm QUOTE để làm nổi bật đoạn trích dẫn trong website.

Nếu bạn chưa biết về anchor text là gì? Có bao nhiêu loại anchor text có thể tra cứu google vì đã có nhiều bài viết về chủ đề này.

TOC

 TOC không quá xa lạ với nhiều người, dù có nhiều lợi ích cho cả người dùng và SEO, nhưng mình nhận thấy không có quá nhiều người chú ý đến nó. TOC (viết tắt: Table of Content) là mục lục trên bài viết dựa trên các thẻ Heading, Subheading đặt trong bài viết. Bạn có thể tạo TOC mộ cách dễ dàng bằng html,css hoặc đơn giản hơn cài đặt thêm plugin Table Of Content đối với những website WordPress.

Ví dụ minh họa về TOC trên webdanseo.com

CTA (Call to Action)

CTA – Call to Action (Lời kêu gọi hày động), đây là một phần không hề bắt buộc, hoặc không hề liên quan đến việc tối ưu bài viết. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, việc mình đã dành chất xám để viết một bài có nội dung giá trị dành cho người đọc thì cũng nên có một chút lợi gì đó cho website. Chẳng hạn như thêm một box đăng ký email cập nhập bài viết mới để có thêm traffic hoặc một form đăng ký mua hàng để tạo chuyển đối khi kinh doanh online.

Ví dụ minh họa CTA của công ty SEO trước đây tôi từng làm

Tiêu đề bài viết

Tôi biết nhiêu bạn khi tối ưu phần tiêu đề thường đặt từ khóa chính xác ở đây. Có thể hiểu bạn đang cố gắng giúp cho google hiểu về nội dung của bạn viết hơn, đồng thời bạn cũng không muốn ai đó bắt bẻ vì không làm đúng quy định. Tuy nhiên, nếu làm vậy thì sẽ dễ rơi vào trường hợp nhồi nhét từ khóa.

Theo tôi không cần thiết phải làm như vậy, bạn có thể phân tách từ khóa và phân bố đồng đều miễn sao chúng đều có xuất hiện trong tiêu đề. Ví dụ từ khóa “quà tặng doanh nghiệp”.

Không nên: Những dịp cần sử dụng quà tặng doanh nghiệp

Nên: Những dịp doanh nghiệp cần sử dụng quà tặng

Tôi không hề có ý bắt bẻ, nhưng google giờ thật sự rất thông minh và việc bạn làm “không tự nhiên” một chút nào. Hãy xem ví dụ của tôi khi search từ khóa “laptop giá rẻ”.

Từ khóa “laptop” và “giá rẻ” không đi liền với nhau, vẫn giúp LP của thegioididong và cellphones đứng thứ 2,3

Tối ưu Tiêu đề bài viết theo một số nguyên tắc:

  • Chứa từ khóa, nên đặt từ khóa chính trong tiêu đề và ưu tiên từ khóa đặt ở bên trái đầu bài viết
  • Phần tiêu đề có thể giống hoặc khác thẻ H1. Tuy nhiên nên đặt tiêu đề khác và viết sao cho hấp dẫn người dùng

URL

Tối ưu URL theo một số nguyên tác sau:

  • URL ngắn nhất, thông thường chứa từ khóa chính cần SEO
  • Không nên lấy tiêu đề bài viết thành têm đường dẫn của URL
  • URL không in Hoa, chứa ký tự đặc biệt, dấu câu. Ví dụ:  @,!,?… hoặc  URL-TỐI-ƯU

Thẻ mô tả

Tuy không còn quá quan trọng như trước, phần google soi “từ khóa” trong tất cả đoạn văn trong bài viết. Nhưng mình khuyên bạn vẫn nên bổ sung thẻ mô tả để thu hút người dùng trên công cụ tìm kiếm. Đây là cách mình thường làm:

  • Độ dài thẻ mô tả 120~150 kí tự
  • Nên chứa từ khóa chính, đặt ở đầu dòng
  • Thêm một số icon ngộ nghĩnh, màu sắc tươi đẹp như 📱, 📧, ☑️, ⭐ … để người dùng chú ý tăng khả năng click vào

Kết luận

Như đã nhấn mạnh ở đầu bài, những điều tôi trình bày đều là những bước cơ bản, còn rất nhiều cách nâng cao hơn nhiều. Nhưng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ  hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Bình Phan
Tôi là Phan Trác Bình, một kẻ ngoại đạo tự lao vào Digital Marketing từ 2019. Từ những kinh nghiệm đã tích lũy từ công việc, học hỏi từ những người đi trước. Tôi mong Blog này sẽ kết nối tôi với những người chung lĩnh vực marketing online. Hy vọng trang web này sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho những người đã và đang làm công việc giống như tôi.