Cách thức hoạt động của Google Tìm Kiếm

Kiến thức Seo


25 Tháng hai, 2024



Bạn là một newbie mới vào nghề SEO hay một lão làng đã có nhiều kinh nghiệm, thì việc tìm hiểu cách thức hoạt động và nắm rõ các nguyên tắc xếp hạng của Google đều rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn nắm được kiến thức nền tảng mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động tối ưu SEO hiệu quả. Hãy cùng Webdanseo.com tìm hiểu và khám phá cách thức hoạt động của Google tìm kiếm qua bài viết dưới đây nhé!

Cách thức hoạt động của Google Tìm Kiếm

Để Google trả kết quả truy vấn từ khóa của người dùng, công cụ tìm kiếm trải qua 03 giai đoạn:

Giai đoạn thu thập dữ liệu: Giai đoạn này Google cố gắng tìm kiếm những trang mới và cập nhập chúng vào danh sách. Google gửi những con bọ (Google bot hoặc Spider) thu thập dữ liệu website (Crawl) theo các đường liên kết hoặc sơ đồ website (sitemap) được nhà quản trị website cung cấp.

Giai đoạn lập chỉ mục: Giai đoạn này Google sẽ cố gắng hiểu được nội dung của trang đó thông qua việc phân tích xử lý hình ảnh, video, thẻ và các phần tử HTML, … Quá trình này được gọi là lập chỉ mục, đây cũng là điều kiện để website xuất hiện trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm hay không.

Giai đoạn phân phát kết quả tìm kiếm: Đây là quá trình Google trả lại kết quả cho người dùng thông qua các từ khóa mà họ nhập trên công cụ tìm kiếm. Những kết quả này được sắp xếp dựa trên thuật toán xếp hạng, đảm bảo nội dung hữu ích và liên quan đến từ khóa truy vấn.

Cách thức hoạt động của Google Tìm Kiếm
Các giai đoạn hoạt động của công cụ tìm kiếm

Lưu ý: Không phải trang website nào cũng được Google lập chỉ mục. Khám phá ngay những lý do mà website của bạn không được Google lập chỉ mục.

Bên cạnh đó không phải website nào được google lập chỉ mục cũng có khả năng xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm. Điều này còn phụ thuộc vào các nguyên tắc xếp hạng của google mà tôi sẽ đề cập dưới đây.

Tham khảo: Các thuật toán ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm trên Google

Các nguyên tắc xếp hạng của công cụ tìm kiếm

Khi người dùng nhập bất kì từ khóa nào, Google cũng sẽ trả về danh sách 100 trang web, phân bố 10 website trên 1 trang kết quả (Tổng cộng 10 trang). Các kết quả tốt nhất sẽ được nằm ở trang 1, vị trí xếp hạng và số trang càng lớn thì nội dung liên quan càng giảm.

Cách thức hoạt động của Google Tìm Kiếm
Kết quả SEO tự nhiên sẽ nằm dưới 1-4 từ khóa quảng cáo, tất cả được sắp xếp dựa trên các yếu tố nội dung và sức mạnh của website

Nhiều bạn có thể nghĩ rằng chỉ có 100 trang website kết quả có nội dung liên quan đến truy vấn, thực tế số lượng này có thể lớn hơn rất rất nhiều lần so với tưởng tượng.

Chẳng hạn như từ khóa: “SEO là gì?” có đến 23.100.000 kết quả, gấp nhiều lần số kết quả mà Google hiển thị cho bạn.

Cách thức hoạt động của Google Tìm Kiếm
Số lượng kết quả trả về khi truy vấn từ khóa “SEO là gì”

Đến đây chắn hẳn nhiều bạn, đặc biệt là anh em SEO mới sẽ có thắc mắc: “Giới hạn danh sách hiển thị như vậy làm thế nào Google có thể đưa kết quả phù hợp với người dùng nhất?”.

Để làm được điều này, Google đã tạo ra những bộ lọc dựa trên hàng trăm thuật toán (có khoảng 200 thuật toán ảnh hướng đến xếp hạng) để phân tích dữ liệu như:

(1) Ý nghĩa của cụm từ tìm kiếm: Google phân tích và cố gắng hiểu ý nghĩa đằng sau từ khóa truy vấn, để trả kết quả hữu ích nhất đối với người dùng (văn bản, hình ảnh, video, ngôn ngữ, vị trí,…). Ví dụ bạn đang tìm kiếm “cách làm bánh pizza”, Google sẽ hiễn thị cho bạn những bài viết hoặc video có hướng dẫn cách làm bánh pizza.

(2)  Mức độ liên quan của nội dung: Google sẽ xem xét nội dung của các trang web có thông tin phù hợp với truy vấn của người dùng hay không. Cụ thể là kiểm tra trong nội dung có chứa từ khóa mà người dùng sử dụng tìm kiếm. Ví dụ nếu bạn nhập từ khóa “Iphone”, Google sẽ trả lại các trang website bán Iphone, phụ kiện dành cho Iphone hay bài viết review các dòng iphone. Hoặc bất kì kết quả mà nội dung của nó có chứa từ Iphone

(3) Chất lượng của nội dung: Bên cạnh việc chứa thông tin liên quan, Google sẽ đánh giá mức độ hữu ích của nội dung dựa trên tín hiệu liên kết từ những trang website khác để xác định tính chuyên môn và độ tin cây. Ví dụ, bạn đang viết hướng dẫn về thực đơn giảm cân và bạn được một website chuyên về dinh dưỡng  hoặc bạn có profile là một chuyên gia trong ngành sẽ được đánh gia cao về uy tín và chuyên môn từ Google.

(4) Khả năng hữu dụng của trang web: Khi mọi yếu tố của các website ngang nhau, Google sẽ áp dụng thêm một số yếu tố trải nghiệm trên trang để xếp hạng như (tốc độ tải trang, mức độ thân thiện với di động).

(5) Vị trí và chế độ cài đặt: Google sử dụng những thông tin như lịch sử tìm kiếm, vị trí, để điều chỉnh kết quả cho phù hợp dựa trên hoạt động của các tài khoản Google. Ví dụ, bạn đang ở TP.HCM và đang có ý định mua pizza, khi nhập từ khóa “pizza” Google sẽ trả kết quả là những tiệm Pizza ở tại TP.HCM và trong phạm vi gần vị trí của bạn nhất.

Nhiều người vẫn cho rằng: Truy vấn cùng một từ khóa sẽ có kết quả giống nhau. Nhưng thực tế, Google đã cá nhân hóa kết quả hiển thị cho cá nhân người dùng. Tham khảo thêm: Cách xếp hạng kết quả tìm kiếm Google

Tạm kết

Như vậy, Webdanseo đã giúp bạn hiểu được cách thức hoạt động và một số nguyên tắc cốt lõi xếp hạng của Google, hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn lên chiến lược SEO hiệu quả.

Nếu thấy hay và hữu ích hãy lưu lại hoặc chia sẻ giúp mình nhé! Nếu bạn muốn sử dụng một phần hoặc toàn bộ nội dung, xin hãy dẫn nguồn về Webdanseo.com. Xin cảm ơn!

Nếu thấy nội dung hay và hữu ích thi ủng hộ Bình một ly cafe để có thêm động lực nhé!!!

About Bình Phan

Tôi là Phan Trác Bình, một kẻ ngoại đạo tự lao vào Digital Marketing từ 2019. Từ những kinh nghiệm đã tích lũy từ công việc, học hỏi từ những người đi trước. Tôi mong Blog này sẽ kết nối tôi với những người chung lĩnh vực marketing online. Hy vọng trang web này sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho những người đã và đang làm công việc giống như tôi.