SEO mũ trắng, mũ đen, mũ xám và chiếc mũ của tôi

Kiến thức Seo


13 Tháng tư, 2020



Là người trong nghề lâu năm hay là newbie mới dấn thân vào nghiệp SEO, có bao giờ chúng ta tự hỏi kỹ thuật của mình đang triển khai đại diện cho trường phái nào chưa?

Uhm! Nếu như bạn thực sự chưa hiểu ý tôi thì “trường phái” mà tôi đang nói đến chính là: mũ trắng (White Hat), mũ đen (Black Hat) và mũ xám (Gray Hat) đấy.

Nếu như bạn chưa biết những trường phải này cũng không sao cả. Vì thực tế trong việc triển khai SEO bạn có thể đã làm qua mà không để ý đấy thôi!

Dù thế nào đi chăng nữa, tôi cũng cần nhấn mạnh rằng dù bạn đang cố gắng triển khai bất cứ kỹ thuật SEO trên website cá nhân/khách hàng nào đều cho thấy sự chi phối của những trường phái này. Không có đao to búa lớn gì trong bài viết đâu nhé! Do đó, hãy hít một hơi thật sâu, tìm một nơi thật yên tĩnh và làm một tách cà phê đen đá vì bài viết này sẽ không ngắn đâu!

SEO mũ trắng là gì

SEO mũ trắng (White Hat) là tất cả những chiến thuật và kỹ thuật triển khai theo quy định của google nhằm phục vụ mục đích tối thượng là đưa ra kết quả tốt nhất cho người dùng. Bạn phải đặt lợi ích của người dùng lên hàng đầu và cũng có nghĩa khi triển khai SEO phải tuân theo luật chơi của ông “trùm”. No cheating Pro, OK!

Triển khai SEO (Search Engine Optimization) theo chuẩn Google

SEO mũ đen là gì

Nếu như SEO mũ trắng là những người chơi theo luật. Ngược lại SEO mũ đen (Black Hat) thực sự là những kẻ ranh mãnh. Không có ý nói xấu đâu nhé, nhưng nói thẳng họ không chơi đúng luật Google. Cụ thể, họ khai thác những điểm yếu và lợi dụng nó để lách luật. Những người theo trường phái này không tập trung vào tạo lợi ích cho người dùng mà mục đích là thứ hạng TOP.

Ví dụ: nhồi nhét từ khóa trong bài viết, liên kết ẩn/độc hại, nội dung sao chép, backlink spam v.v…

Nghe có vẻ hơi bất công rồi đấy! Nhưng thật sự thì Black Hat có thể sống khỏe mãi không?

Câu trả lời là “Không”. Google với tư cách một ông “trùm” không bao giờ cho phép những kẻ như Black Hat có thể nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật mãi được. Kẻ “xấu” luôn bị trừng phạt, Nghe thấy ghê quá!

Hằng năm Google cập nhập hàng trăm thuật toán mới nỗ lực đem lại sự công bằng, những người không chơi đúng luật sẽ phải trả giá bằng việc từ khóa SEO bị rớt hạng và từ từ bị loại khỏi vòng chiến.

Một trong những thuật toán để trừng phạt kỹ thuật Black Hat mà các SEOer nghe nhiều nhất:

  • Thuật toán Panda: Nhằm loại bỏ những website có nội dung kém chất lượng, sao chép
  • Thuật toán  Penguin: Nhằm xác minh những website có backlink xấu, có dấu hiệu spam link
  • Thuật toán Zebra: Nhằm xác minh những website có dấu hiệu spam link từ mạng xã hội

….

Nếu công việc hằng ngày của bạn là đang tạo ra hàng trăm backlink trỏ về landingpage của chính mình thì bạn đang sử dụng kỹ thuật của mũ đen đấy.

Backlink là gì? Hiểu Backlink như thế nào cho đúng

SEO mũ xám là gì

SEO mũ xám (Gray Hat) được tôi xem là kẻ “hai mặt”. Đừng hiểu nhầm ý tôi, trong bài viết này tôi không hề phán xét về đạo đức đâu nhé!

Ý tôi là SEO mũ xám là một chiến lược SEO áp dụng cả hai kỹ thuật của mũ trắng và mũ đen. Đây được xem là kỹ thuật rất phổ biến của các SEOer và các công ty dịch vụ SEO hiện nay.

Có thể bạn vẫn chưa hiểu tại sao lại sinh ra một  phương pháp quái dị như vậy. Trời sinh Du sinh Lượng còn sinh ta! Đùa tí thôi

Nhưng thực tế, mọi vấn đề đều có nguyên nhân của nó.

  • Thứ nhất: không có SEOer nào có thời gian và đủ kiên nhẫn đáp ứng trăm trăm phần trăm yêu cầu của Google (Seo 3-6 tháng mới bắt đầu có kết quả)
  • Thứ hai, lách luật có thể bị Google liệt vào danh sách đen

Do đó, việc triển khai 2 kỹ thuật của Black Hat và White Hat sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí trong khi rủi ro bị google phạt là rất thấp.

Chiếc mũ của SEOer

Khi làm SEO, phải thừa nhận một điều là: Thật khó để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, nhất là không thể phủ nhận những hiệu quả mà từng trường phái SEO mang lại.

Việc tranh cãi trường phái nào là tốt nhất có lẽ sẽ là những tranh luận không bao giờ có hồi kết. Tuy nhiên, bạn có thể chọn cho bản thân một chiến lược thật phù hợp nhất khi triển khai một dự án SEO. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

Tình trạng website của bạn như thế nào:

  • Onpage: Thẻ HTML (meta description, title, H1, H2,…) content unique, internal link, Url v.v..
  • Offpage: Link Buiding (Backlink, website vệ tinh)
  • Technical: Tốc độ load website, SSL, Schema, sitemap, robots.txt v.v..
  • Đang chịu hình phạt: Panda, Sandbox, Penguin, Zebra v.v…
  • Số trang được index

Mục đích khi triển khai SEO:

  • Quảng bá thương hiệu
  • Tăng doanh thu sản phẩm (ROI)
  • Thử nghiệm tính hiệu quả của SEO so với TMĐT (Lazada, Shoppe, Tiki, Sendo v.v…)
  • Tiết kiệm chi phí chạy Adword (Google, Facebook)

Khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân viên SEO:

Thật tuyệt vời, nếu như bạn đã có một đội ngũ SEO (SEO leader, nhân viên Seo, nhân viên Content, nhân viên lập trình Web).

Thực tế, điều này chỉ có ở những doanh nghiệp lớn, những công ty nhỏ thường gặp khó khăn khi duy trì một số lượng lớn nhân sự này.

Một điều quan trọng nữa, đó chính là nhân sự trong team có kinh nghiệm gì về lĩnh vực đang SEO hay không.

Rủi ro của dự án SEO

Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn kỹ thuật SEO đã nêu ở trên, các SEOer cần tính toán đến những rủi ro khi áp dụng, ở đây tôi muốn nói đến Black Hat.

Thực tế một điều để một từ khóa lên TOP bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google là cả một công trình (SEO một từ khóa mất khoảng 6 tháng để có kết quả).

Không ít SEOer sử dụng kỹ thuật Black Hat như duplicate content, spam link hàng loạt, anchor text quá liều v.v.. dẫn đến bị hình phạt thủ công làm ảnh hưởng xấu đến website.

Kết luận

Không phủ nhận hiệu quả từng phương pháp mang lại. Tuy nhiên tôi cho rằng, việc lựa chọn kỹ thuật SEO không chỉ xuất phát từ ý kiến chủ quan mà còn tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện và đặc thù của từng lĩnh vực. Đôi khi cần phải có thêm sự hỗ trợ từ những người đi trước và kinh nghiệm thực chiến của bản thân.

 

 

Nếu thấy nội dung hay và hữu ích thi ủng hộ Bình một ly cafe để có thêm động lực nhé!!!

About Bình Phan

Tôi là Phan Trác Bình, một kẻ ngoại đạo tự lao vào Digital Marketing từ 2019. Từ những kinh nghiệm đã tích lũy từ công việc, học hỏi từ những người đi trước. Tôi mong Blog này sẽ kết nối tôi với những người chung lĩnh vực marketing online. Hy vọng trang web này sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho những người đã và đang làm công việc giống như tôi.