TOP các thuật toán Google ảnh hưởng đến xếp hạng website

Kiến thức Seo


15 Tháng Hai, 2024



Hằng năm Google có rất nhiều thuật toán ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Vậy thuật toán của Google là gì? Gồm các loại thuật toán nào và tầm quan trọng của các bản cập nhập này ra sao? Hãy  cùng Webdanseo.com tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Thuật toán của Google là gì?

Thuật toán của Google là những nguyên tắc, quy luật do Google tạo ra để xác định sắp sắp thứ hạng của các trang web trong kết quả tìm kiếm. Mục tiêu của các thuật toán hướng đến 3 nguyên tắc:

  • Thứ nhất: Cung cấp nội hữu ích, phù hợp với kết quả tìm kiếm của người dùng
  • Thứ hai: Sàng lọc, loại bỏ các website có nội dung chất lượng thấp
  • Thứ ba: Loại bỏ các trang website spam, gian lận (SEO mũ đen)

Tại sao cần phải luôn theo dõi các bản cập nhập của Google?

Google cập nhập thuật toán hàng nghìn lần mỗi năm nhằm nâng cao chất lượng, cải thiện kết quả tìm kiếm cho người dùng. Những bản cập nhập này có thể ảnh hưởng ít nhiều với mức độ khác nhau ở mỗi website theo tuyên bố của Google.

Do đó, việc theo dõi các biến động từ những bản cập nhập là điều cần thiết để đưa ra các giải pháp kịp thời. Những biến động về thứ hạng từ khóa dẫn đến thay đổi lượng truy cập là dấu hiệu nhận biết dễ nhất.

Bạn có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của các thuật toán bằng cách tuân thủ các nguyên tắc của Google ngay từ đầu. Link.

Nhưng tôi cũng phải lưu ý, các bản cập nhập không bỏ qua bất kỳ trang website nào. Xếp hạng từ khóa sẽ luôn có sự thay đổi cho đến khi bản cập nhập kết thúc, từ vài tuần hoặc lâu hơn.

(Lưu ý: Google không chia sẻ hết toàn bộ các bản cập nhập, mà chỉ cung cấp những bản cập nhập quan trọng. Do đó, các SEOer sẽ cần theo dõi các bản cập nhập về thứ hạng của Google Tìm Kiếm để đánh giá và cải thiện)

Đọc thêm: Hỏi và đáp về bản cập nhập của Google Tìm Kiếm

Các thuật toán xếp hạng của Google hiện nay (UPDATE)

Thuật toán MUM

Thuật toán Google Mum
Thuật toán Google Mum (Ảnh minh họa, Nguồn: Internet)
  • Thời gian ra mắt: 2021
  • Cách thức Hoạt Động: MUM (viết tắt của Multitask Unified Model) một thuật toán AI được google phát triển để có thể xử lý các truy vấn phức tạp, nhiều định dạng khác nhau như: văn bản, hình ảnh, video và âm thanh. Đặc biệt thuật toán có thể phân tích ngữ cảnh truy vấn (Từ khóa, lịch sử tìm kiếm, vị trí, thiết bị và cài đặt cá nhân) giúp cho Google hiểu rõ được ý định của người dùng giúp trả về kết quả phù hợp. Điều này có nghĩa 2 người cùng truy vấn 1 từ khóa sẽ cho ra hai kết quả khác nhau. Ví dụ bạn tìm kiếm từ khóa “nhà hàng gần đây”, google sẽ cung cấp các danh sách nhà hàng có địa chỉ gần họ nhất thay vì cung cấp danh sách nhà hàng của thành phố nơi bạn sống.

Thuật toán BERT

Thuật toán Google Bert
Thuật toán Google Bert (Ảnh minh họa, Nguồn: Internet)
  • Thời gian ra mắt: 2018
  • Cách thức Hoạt Động: BERT (viết tắt Bidirectional Encoder Representations from Transformers) mô hình máy học được Google phát triển để cải thiện khả năng xử lý ngôn ngữ theo thời gian. Nếu như trước đây Google chỉ có thể xử lý ngôn ngữ một chiều thì nay google có thể xử lý ngôn ngữ theo cả hai chiều. Tự huấn luyện và tinh chỉnh để xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) qua việc phân tích ngữ cảnh và liên hệ logic giữa các sự kiện, ý tưởng trong câu dựa trên các khối lượng dữ liệu văn bản khổng lồ thay vì phân tích riêng lẻ từng từ khóa truy vấn từ khóa.

Thuật toán RankBrain

Thuật toán RankBrain
Thuật toán RankBrain (Ảnh minh họa, Nguồn: Internet)
  • Thời gian ra mắt: 2015
  • Cách thức Hoạt Động: RankBrain là một thuật toán máy học được Google phát triển để điều chỉnh thứ hạng kết quả tìm kiếm dựa trên các tín hiệu của website để xác định nội dung có hữu ích và phù hợp với ý định của người tìm kiếm như: CTR (Tỷ lệ nhấp chuột), dwell time (thời gian trung bình trên trang) và bouche rate (tỷ lệ thoát trang). Điều này có nghĩa website có có tỷ lệ CTR cao, thời gian ở lại trang cao sẽ giúp website được xếp hạng cao hơn, so với những trang có thời gian thấp hơn.

Thuật toán Pigeon – Bồ Câu

Thuật toán Pigeon
Thuật toán Pigeon (Ảnh minh họa, Nguồn: Internet)
  • Thời gian ra mắt: 2014
  • Cách thức hoạt động: Thuật toán Pigeon được google phát triển hướng đến việc trả kết quan liên quan đến địa điểm local (địa phương) mà người dùng truy vấn. Thuật toán này dựa vào các yếu tố gồm: Sự liên quan giữa truy vấn và mô tả doanh nghiệp, vị trí và tín hiệu đánh giá từ phía người dùng.

Thuật toán Hummingbird – Chim Ruồi

Thuật toán Hummingbird
Thuật toán Hummingbird (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
  • Thời gian ra mắt: 2013
  • Cách thức Hoạt Động: Hummingbird được Google phát triển tập trung vào việc hiểu ngữ nghĩa, ngữ cảnh từ khóa truy vấn (đặc biệt là các truy vấn dài) và mối liên hệ giữa các từ khóa (gồm từ khóa chính và từ khóa phụ) thay vì các mật độ từ khóa, cũng như từ khóa chính trên website.

Thuật toán Zebra – Ngựa Vằn

Thuật toán Zebra
Thuật toán Zebra (Ảnh minh họa, Nguồn: Internet)
  • Thời gian ra mắt: 2013
  • Cách thức hoạt động: Thuật toán nhắm đến hành vi lạm dụng mạng xã hội (FB, Twitter, G+) để thao túng kết quả. Cụ thể: Mạo danh Google+ hoặc tài khoản người khác; Post bài hàng loạt với nội dung Spam vô bổ; Spam liên kết trong bình luận hoặc chia sẻ vào các group không liên quan hoặc thủ thuật Spam Social Bookmarking.

Thuật toán Penguin – Chim cánh cụt

Thuật toán Penguin
Thuật toán Penguin (Ảnh minh họa, Nguồn: Internet)
  • Thời gian ra mắt: 2012
  • Cách thức Hoạt Động: Thuật toán nhắm đến các website có vi phạm trong việc xây dựng liên kết không tự nhiên như: liên kết trao đổi hoặc mua bán, trỏ liên kết từ những website kém chất lượng hoặc dựa trên các kỹ thuật spam điển hình như liên kết xây dựng bằng tool. Những hành vi này để thao túng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Thuật toán Panda – Gấu Trúc

Thuật toán Panda
Thuật toán Panda (Ảnh minh họa, Nguồn: Internet)
  • Thời gian ra mắt: 2011
  • Cách thức Hoạt Động: Thuật toán được Google phát triển để sàng lọc và loại bỏ các nội dung kém chất lượng (Thin Content, Duplicate Content), nội dung rác (Spam), nội dung cóp nhặt từ trang website khác (Spin Content) khỏi trang kết quả tìm kiếm, giúp tăng trải nghiệm người dùng.

Thuật toán Sanbox

Thuật toán Sanbox
Thuật toán Sanbox (Ảnh minh họa, Nguồn: Internet)

Thuật toán Sanbox một trong những thuật toán chưa bao giờ được Google công nhận sự tồn tại. Thuật toán này nhắm vào các website mới được xây dựng, khiến cho các nội dung dù được tối ưu nhưng vẫn nằm ngoài top 100 trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Thuật toán này được coi là thử thách của các SEOer, thúc đẩy sự cải thiện, nâng cao chất lượng nội dung hữu ích cho người dùng trước khi chúng được phép xếp hạng chính thức trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm.

Nếu như bạn chưa biết, thì các thuật toán: Hummingbird, Panda và Penguin đã ngừng sử dụng theo tuyên bố của Google mà được tích hợp vào thuật toán cốt lõi. Thứ hạng từ khóa sẽ không phải ảnh hưởng bởi các thuật toán rời rạc mà phụ thuộc vào các thuật toán lõi được google cập nhập thường xuyên (Google Core Update). Điều này có nghĩa, việc triển khai SEO sẽ phức tạp hơn, cạnh tranh giữa các trang website sẽ khốc liệt hơn để duy trì thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

Danh sách các bản cập nhập cốt lõi mới nhất 2024

Tham khảo: Hướng dẫn về hệ thống xếp hạng của Google Tìm Kiếm

Tạm kết

Trên đây, Webdanseo đã giúp bạn nắm bắt những thuật toán của Google ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm. Nếu bạn thấy thông tin trên đây là hữu ích hãy lưu lại hoặc share bài viết này đến với bằng hữu có cùng sự quan tâm. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về cách google hoạt động thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Hoặc các bạn muốn post bài trỏ link về website đừng ngần ngại liên hệ mình qua email: webdanseo@gmail.com. Nếu sử dụng toàn bộ, hoặc một phần nội dung xin vui lòng trích nguồn và đặt link nofollow. Xin cảm ơn!

Bình Phan
Tôi là Phan Trác Bình, một kẻ ngoại đạo tự lao vào Digital Marketing từ 2019. Từ những kinh nghiệm đã tích lũy từ công việc, học hỏi từ những người đi trước. Tôi mong Blog này sẽ kết nối tôi với những người chung lĩnh vực marketing online. Hy vọng trang web này sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho những người đã và đang làm công việc giống như tôi.